So Sánh STEAM Và Phương Pháp Giáo Dục Truyền Thống

Phương pháp giáo dục tích hợp STEAM ngày càng phổ biếnnhận được sự quan tâm của các phụ huynh bởi những ưu điểm của mình. STEAM khác gì phương pháp giáo dục truyền thống? STEAM có những ưu điểm gì hơn? Cùng Trường Xanh tìm hiểu xem phương pháp STEAM có thực sự vượt trội hơn so với phương pháp giáo dục truyền thống.

 

Phương pháp giáo dục truyền thống

Là phương pháp đã gắn liền với nền giáo dục của Việt Nam trong rất nhiều năm qua. Các lớp học phương pháp giáo dục truyền thống được tổ chức với giáo viên là trung tâm. Trong khi đó học sinh là khách thể, quỹ đạo xung quanh giáo viên.

Bài học theo phương pháp truyền thống thường dựa trên việc giáo viên cung cấp thông tin một chiều mà không có sự tham gia hay phản hồi và ít làm việc nhóm giữa các học sinh.

Phương pháp giáo dục truyền thống

Phương pháp giáo dục STEAM

STEAM là phương pháp giảng dạy tích hợp, cung cấp kiến thức và kỹ năng liên quan đến 5 lĩnh vực: Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering), Nghệ thuật (Art) và Toán học (Mathematics).

Phương pháp này là sự kết hợp độc đáo giữa phát triển kỹ năng nghệ thuật và phương pháp giáo dục STEM. Do đó, STEAM khuyến khích sự sáng tạo và tư duy phản biện thông qua việc kết hợp chúng trong các dự án  thực tế. 

Phương Pháp Giáo Dục STEAM

So sánh phương pháp giáo dục STEAM và truyền thống

Mặc dù cả hai phương pháp giáo dục trên đều có mục đích chung là bổ sung kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có những ưu thế và điểm khác biệt

1. Khác biệt về kiến thức

Hệ thống giáo dục truyền thống tại Việt Nam thường tập trung vào việc truyền tải kiến thức một cách thụ động đến học sinh. Các em chủ yếu phải tiếp thu và giải quyết các con số, lý thuyết, bài tập… ít có cơ hội tham gia vào các hoạt động thực hành hoặc áp dụng lý thuyết vào thực tế. Ngược lại, phương pháp giáo dục STEAM nhấn mạnh vào việc áp dụng kiến thức học được để giải quyết các vấn đề thực tiễn

Chẳng hạn, khi học về phương trình bậc 2, học sinh sẽ được tìm hiểu thông qua các chủ đề tích hợp, từ đó nhận ra các ứng dụng của phương trình bậc 2 trong các lĩnh vực khác nhau. Trong khi đó, học sinh theo phương pháp truyền thống có thể dễ dàng giải phương trình bậc 2 nhưng không biết ứng dụng vào thực tế.

2. Khác biệt về giá trị cốt lõi

Một trong những trụ cột quan trọng nhất của giáo dục STEAMkhuyến khích sự sáng tạo. Thay vì tuân theo những khuôn mẫu cứng nhắc và lặp lại những kiến thức có sẵn, STEAM tạo ra môi trường cho trẻ tự do khám phá, tư duyphát triển bản thân.

Steam Toàn Diện Hơn Phương Pháp Truyền Thống

Ngược lại, giáo dục truyền thống vẫn bám chặt vào các nguyên tắc cố định, với những định nghĩa rõ ràng là đúng hoặc sai. Cách tiếp cận này làm học sinh gặp khó khăn trong việc vượt qua giới hạn bản thân và kìm hãm khả năng sáng tạo của các em

3. Khác biệt về cách tiếp cận

Dù cả hai phương pháp đều có mục đích chung là đề cao việc học nhưng mỗi phương pháp lại có cách tiếp cận khác nhau. Đối với giáo dục truyền thống, các môn học sẽ được dạy một cách đơn lẻ, học gì thi nấy và việc đánh giá kiểm tra năng lực vẫn còn dựa trên điểm số.

Với STEAM, các môn học sẽ được lồng ghép với nhau trong từng chủ đề, tập trung kích thức sự tò mò của học sinh, thôi thúc khả năng khám phá của các em. STEAM giúp trẻ học đi đôi với hành, các hoạt động khám phá và thực hành được thực hiện thường xuyên. Nhờ vậy mà trẻ dễ dàng tiếp thu, ghi nhớ kiến thức và ứng dụng lý thuyết vào thực tế.

4. Khác biệt về trung tâm lớp học

Trong giáo dục truyền thống, giáo viên đóng vai trò trung tâm, giảng dạy một chủ đề hoặc bài học cụ thể trong lớp. Các bài giảng được thiết kế với thời gian chính xác để giúp học sinh vượt qua các kỳ thi.

STEAM toàn diện hơn phương pháp truyền thống

Phương pháp STEAM thì ngược lại, giáo viên không còn là trung tâm mà trở thành người cố vấn và hỗ trợ. Học sinh mới là trung tâm của chương trình học, và mọi hoạt động xoay quanh việc học tập của các em. Học sinh và giáo viên tương tác chặt chẽ với nhau, giúp trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy logic và khả năng sáng tạo.

5. Khác biệt về cách đánh giá

Phương pháp truyền thống thường đánh giá kết quả học tập thông qua các bài kiểm tra, điều này tạo áp lực cho học sinh và đôi khi không phản ánh chính xác thực lực của các em.

Trong khi đó, STEAM chú trọng đến cả quá trình và kết quả học tập. Việc đánh giá dựa trên các dự án, giáo viên sẽ xác thực từng bước thực hiện, xem xét nỗ lực làm việc nhóm và sự hợp tác của học sinh để hoàn thành dự án trong thời gian và nguồn lực quy định. Nhờ đó, năng lực của từng học sinh được đánh giá một cách chính xác và toàn diện hơn.

Trường Xanh và phương pháp STEAM

Áp dụng phương pháp giáo dục STEAM đã và đang trở thành xu hướng tất yếu trong nền giáo dục Việt Nam. STEAM tại trường xanh đã và đang được triển khai đồng bộ trong từng chương trình cho học sinh các cấp từ Tiểu học, Trung học Cơ sở đến Trung học Phổ thông.

Ứng dụng STEAM tại Trường Xanh

Để đảm bảo hiệu quả cho quá trình giảng dạy theo phương pháp giáo dục STEAM, Trường Xanh đã đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng nhu cầu học tập. Trẻ được thực hành trong các môn học tại phòng học, phòng thực hành, không gian ngoài trời và tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất khác. Chương trình học được thiết kế phù hợp và cân đối, tạo nên niềm yêu thích học tập và truyền cảm hứng cho học sinh.

Ứng dụng STEAM tại Trường Xanh

Ở Trường Xanh, trẻ được khuyến khích chủ động, tự do khám phá, tích lũy kiến thức và nâng cao khả năng bản thân qua các hoạt động thực tiễn. Trường Xanh đầu tư mọi nguồn lực để hoàn thành mục tiêu truyền sức mạnh và khả năng cho thế hệ học sinh, trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành người lãnh đạo và chủ động thay đổi thế giới.

Trên đây là một số điểm khác biệt cơ bản giữa phương pháp giáo dục STEAM và giáo dục truyền thống. Rõ ràng, phương pháp STEAM mang lại những ưu thế vượt trội, giải quyết hầu hết các hạn chế của phương pháp truyền thống. Vì vậy, việc đổi mới giáo dục theo các phương pháp hiện đại như STEAM là cần thiết để tạo ra những thế hệ trẻ chất lượng, phát triển toàn diện.