TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH HỢP "STEAM"

Phương pháp giáo dục STEAM là gì?

STEAM là một phương pháp giảng dạy tích hợp, cung cấp kiến thức và kỹ năng liên quan đến năm lĩnh vực: Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering), Nghệ thuật (Art), và Toán học (Mathematics) nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21.

Phương Pháp Giáo Dục STEAM
Phương pháp giáo dục STEAM

Phương pháp giáo dục này không chỉ tập trung vào việc giảng dạy các môn học riêng lẻ mà còn khuyến khích sự sáng tạotư duy phản biện thông qua việc kết hợp chúng trong các dự án thực tế. Vì thế, đây là sự kết hợp độc đáo giữa phát triển kỹ năng nghệ thuật và phương pháp giáo dục STEM (phương pháp giáo dục truyền thống).

Lợi ích vượt trội của phương pháp giáo dục STEAM

STEAM không chỉ trang bị kiến thức chuyên môn mà còn thúc đẩy sự sáng tạo và khả năng tư duy phản biện của học sinh, giúp các em chuẩn bị tốt hơn cho tương lai. Bên cạnh đó, STEAM còn mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho học sinh, giúp phát triển toàn diện cả về kiến thức lẫn kỹ năng, được phát triển tư duy đa chiều và kỹ năng giải quyết vấn đề. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của phương pháp này:

1. Phát triển tư duy sáng tạo và tư duy phản biện

  1. Đầu tiên, STEAM khuyến khích học sinh sáng tạo, tìm ra các giải pháp mới mẻ cho các vấn đề. Việc kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học kỹ thuật giúp học sinh phát triển đồng thời cả khả năng tư duy sáng tạo và tư duy phản biện.

Giới thiệu phương pháp giáo dục tích hợp STEAM
Tư duy phản biện và tư duy sáng tạo

2. Tích hợp kiến thức liên ngành

  1. Khác với phương pháp truyền thống, STEAM giúp học sinh tiếp cận kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau như Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học. Sự tích hợp này giúp học sinh hiểu rõ hơn về cách các lĩnh vực này liên kết và bổ trợ lẫn nhau trong thực tế thay vì lý thuyết riêng lẻ của từng môn học.

3. Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề

Các bài học STEAM thường được thiết kế dưới dạng các dự án thực tế, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức đã học để tìm ra giải pháp. Điều này giúp các em rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

 

4. STEAM Khuyến khích học tập chủ động

Giới thiệu phương pháp giáo dục tích hợp STEAM
  1. Phương pháp STEAM tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực và chủ động. Học sinh không chỉ ngồi nghe giảng mà còn tham gia vào các hoạt động thực hành, thử nghiệm và sáng tạo.

5. Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm nhờ phương pháp STEAM

Giới thiệu phương pháp giáo dục tích hợp STEAM
Phát triển kỹ năng làm việc nhóm
  1. Nhiều dự án STEAM yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, giúp các em phát triển kỹ năng giao tiếp, hợp tác và làm việc nhóm. Đây là những kỹ năng quan trọng trong cả học tập và công việc sau này.

6. Ứng dụng thực tế thông qua STEAM

  1. Kiến thức và kỹ năng học được từ phương pháp STEAM dễ dàng ứng dụng vào thực tế. Học sinh có thể thấy được mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn, từ đó tăng cường sự hứng thú và động lực học tập.

7. Chuẩn bị tốt cho tương lai

  1. Cuối cùng, STEAM giúp học sinh chuẩn bị tốt hơn cho những thách thức trong tương lai, đặc biệt là trong các ngành nghề liên quan đến khoa học, công nghệ và kỹ thuật. Những kỹ năng và kiến thức này sẽ giúp các em tự tin và sẵn sàng hơn cho các cơ hội nghề nghiệp.

Trường Xanh và phương pháp giáo dục STEAM

Với mong muốn một thế hệ trẻ phát triển toàn diện, được trải nghiệm các hoạt động nhiều hơn lý thuyết đơn thuần. Trường Xanh đã và đang ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong các chương trình, bài giảng và hoạt động trải nghiệm của mình. 

So Sánh Phương Pháp Giáo Dục STEM và STEAM
Trường Xanh ứng dụng STEAM trong từng chương trình

Trường Xanh tin rằng, việc ứng dụng các phương pháp giáo dục hiện đại, toàn diện sẽ kích thích tiềm năng của trẻ, tạo ra môi trường học tập phong phú, khuyến khích sự sáng tạo và tư duy đổi mới. Qua đó, biến việc học trở thành “tự nguyện”, là niềm vui của mỗi học sinh.